Kỹ thuật
AMM - Automated Market Marker trong tài chính phi tập trung DeFi
DeFi đang dần trở thành một xu hướng mới với nhiều những ứng dụng tính năng bùng nổ cho những nhà đầu tư tài chính crypto trong năm 2021. Đặc biệt với sự xuất hiện của Mô hình tạo lập thị trường tự động AMM (Automated Market Maker – AMM) như Uniswap hay Cursve đã thay thế lối mòn của hệ thống giao dịch cũ, ngày càng nhận được sự quan tâm và sử dụng.
Tìm hiểu thêm DeFi là gì tại ĐÂY.
Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi phí giao dịch nhé:
Binance | Coinbase | Bybit | Huobi | FTX | ... | Remitano | 5ROI
Vậy AMM là gi? Nó được tạo ra với mục đích gì? Mời bạn đọc cùng mình khám phá trong bài viết này nhé.
AMM là gì? Nó được tạo ra với mục đích gì?
AMM (Automated Market Maker) – một mô hình tạo lập thị trường tự động, là một giao thức phi tập trung có thể định giá một loại tài sản dựa trên một cơ chế toán học và tạo ra thị trường để mua bán. Cơ chế này có thể khác biệt giữa các AMM thuộc các nền tảng khác nhau nhưng điểm chung là nó đều dựa vào độ thanh khoản (Liquidity) trong thị trường (Pool)
Trước hết để có thể hiểu rõ được AMM chúng ta cần tìm hiểu lý do gì mà nó được tạo ra?
Sổ lệnh là như thế nào?
Mô hình sổ lệnh truyền thống trên sàn Binance
Theo phương pháp truyền thống, trên các sàn giao dịch tập trung lớn như Coinbase hay Binance, các nhà đầu tư đang giao dịch thông qua một sổ lệnh – mô hình phổ biến nhất hiện nay.
Ở mô hình này, người mua chỉ có thể mua được tài sản mình muốn khi có người bán đồng ý với mức giá mà người mua đưa ra và ngược lại. Người mua sẽ có xu hướng muốn đặt lệnh ở giá thấp nhất để mua vào còn người bán sẽ đẩy giá cao nhất để bán ra.
Điều này dẫn đến chênh lệch giá cả cao và đòi hỏi người mua lẫn người bán phải điều chỉnh giá hợp lí cho cả đôi bên, đến khi đạt được sự đồng thuận của cả 2 thì giao dịch mới thành công. Điều đó là rất dễ thấy ở những sàn giao dịch “cỏ” không có thanh khoản.
NHƯNG nếu như cả người mua lẫn người bán vẫn giữ nguyên quyết định giá mua hoặc bán ra của họ thì sao?
Thì bắt buộc phải có ai đó chấp nhận giao dịch nếu không sàn giao dịch không thể tồn tại. Đó là lý do vì sao phải có những Market Maker (Người tạo lập thị trường) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua bán giá tốt cho nhà đầu tư. Thường chỉ có những tổ chức lớn mới có khả năng trở thành người tạo lập thị trường để cung cấp nguồn vốn ổn định cho việc giao dịch trên sàn.
Tuy nhiên, chính vì điều này dẫn đến việc thị trường luôn phụ thuộc vào các Market Maker và sẽ bị thiếu thanh khoản nếu họ rút ra khỏi thị trường. Đặc biệt với nguồn vốn đổ vào cực lớn họ có thể điều chỉnh giá cả của một hay nhiều loại tài sản và thao túng thị trường.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng hơn cả vẫn là vấn đề thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng của những token mới. Chúng không được list lên các sàn giao dịch lớn, không được tiếp cận với nhiều nhà đầu tư.
Thế nên giả sử chúng ta nhìn thấy một dự án rất tiềm năng nhưng muốn gom số lượng lớn cũng là việc hết sức nan giải. Nhưng với mô hình AMM yếu tố thanh khoản sẽ được giải quyết một cách khôn ngoan hơn. Đặc biệt với công nghệ AMM+ thì điều này thực sự là một lời giải không thể hay hơn cho vấn đề trên.
CHÍNH VÌ LÝ DO NÀY, CÁC AMM XUẤT HIỆN NHƯ MỘT VỊ CỨU TINH MỚI!
Đọc thêm: Blockchain là gì? Tại sao nó là công nghệ đột phá của tương lai?
AMM hoạt động như thế nào?
Xin nhắc lại, AMM (Automated Market Maker) là mô hình taọ lập thị trường tự động và hoạt động trên các nền tảng phi tập trung. Nó hoạt động giống như sổ lệnh truyền thống nhưng thay vì giao dịch với người khác thì chúng ta sẽ giao dịch với hợp đồng thông minh – smart contract.
Xem thêm: Tìm hiểu Smart contract là gì?
Hệ thống smart contract này sẽ tính toán theo công thức để quy ra giá cả hợp lí cho người dùng theo giá của thị trường với tỷ lệ trượt giá thấp nhất và không cần bất kỳ ai để giao dịch.
Tính phi tập trung trong giao dịch ở đây là bởi không hề có một tổ chức thứ ba nào đứng giữa để kiểm soát giao dịch của bạn, toàn bộ các thông tin đều sẽ được lưu giữ trên các khối của Blockchain. Và việc mua bán chỉ diễn ra giữa người dùng và hợp đồng thông minh smart contract.
Nhưng nói gì thì nói, bản thân smart contract không hề có sẵn tiền trong đó. Thế nên cũng phải có người tạo ra thị trường để những người khác giao dịch. Chính vì vậy mà thanh khoản trong smart contract sẽ được cung cấp bởi các Liquidity Providers.
Liquidity Pool
AMM là gì? Cơ chế hoạt động và những lợi ích có được
Bạn hãy tưởng tượng Liquidity pool giống như ngân khố của ngân hàng, trong đó chứa ngoại tệ và Việt Nam Đồng. Nếu bạn muốn đổi VND sang đô la bạn sẽ chuyển VND vào ngân khố và nhận lại đô la cũng từ ngân khố đó cộng thêm một ít phí giao dịch cho ngân hàng. Liquidity pool cũng hoạt động tương tự vậy nhưng với quy mô lớn hơn, nhiều cặp tiền hơn và quan trọng là nó phi tập trung.
Các Liquidity Providers sẽ cung cấp một cặp tiền ví dụ như BSCX – BUSD vào Liquidity pools và sau đó họ sẽ nhận được lãi theo thời gian thực, lãi này là từ phí giao dịch của người dùng cuối khi thực hiện các hành động trên các giao thức.
Đặc biệt là bất kì ai cũng có thể trở thành một Liquidity Providers – mỗi người đều có thể tự tạo lập thị trường cho riêng mình và nhận lãi theo phần trăm số vốn bỏ vào trong pools.
Bởi nhu cầu càng ngày càng tăng cao mà Liquidity Pools đang càng ngày càng phát triển và mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế các pools luôn cần nguồn vốn từ các nhà đầu tư nhằm ổn định và duy trì thị trường.
Đồng thời khi thanh khoản càng cao thì tỉ lệ trượt giá càng thấp giúp tăng volume giao dịch và giúp dự án thu hút đầu tư nhiều hơn. Vì vậy, để tăng tính hấp dẫn nhiều giao thức còn triển khai Liquidity Mining, một hình thức đào coin/token thế hệ mới thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các pools.
Tổng kết
Chốt lại AMM là mô hình tạo lập thị trường tự động, sẽ tính toán được giá hợp lí nhất cho một loại tài sản điện tử thông qua các công thức toán học.
Việc sử dụng các AMM giúp cho các giao dịch của nhà đầu tư trở nên nhanh chóng, an toàn, bảo mật và giảm rủi ro về mặt trượt giá so với việc giao dịch truyền thống qua sổ lệnh tập trung. Đây cũng chính là lý do mà DeFi (tài chính phi tập trung) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm lớn từ những nhà đầu tư.
Tuy nhiên khi tham gia vào các AMM hay trở thành người cung cấp thanh khoản bạn cần tìm hiểu kỹ hơn và biết về những rủi ro có thể xảy ra khi bạn tham gia vào các nền tảng DeFi.