Hỗ trợ trực tuyến

 

Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu đồng tiền mã hóa Ethereum

Ethereum (ETH) là gì? Hướng dẫn tìm hiểu về Ethereum

 

Ethereum là gì?

Ethereum là một mạng lưới phi tập trung được xây dựng trên công nghệ blockchain với đồng tiền điện tử của riêng mạng lưới - đồng Ether (ETH).

Giống như các đồng điện tử khác, Ethereum hoạt động trên nguyên lý cơ bản của mạng lưới blockchain, blockchain là một hệ thống sổ cái phi tập trung và phân tán dùng để ghi nhận và xác minh mọi giao dịch trên mạng lưới.

 

 

 

Phân tán: tất cả người dùng trên mạng lưới Ethereum đều giữ một bản sao của cuốn sổ cái, nghĩa là tất cả người dùng đều có khả năng để xem tất cả mọi giao dịch xảy ra trên mạng lưới. Điều này thể hiện tính minh bạch của mạng lưới.

 

Phi tập trung: mạng lưới Ethereum không được quản lý hay kiểm soát bởi bất cứ một tổ chức tập trung nào, mà nó được quản lý bởi toàn bộ những người dùng trên mạng lưới. Ví dụ: Thay vì một phần mềm hay một server được tổ chức và sở hữu bởi Google hay Amazon, nơi mà một công ty hoàn toàn có quyền kiểm soát các thông tin của bạn. Với mạng lưới Ethereum, người dùng sẽ có quyền kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của mình và quyền sử dụng ứng dụng vì sẽ không có một tổ chức trung gian nào có quyền can thiệp hay quản lý mọi thứ trên Ethereum.

 

Mọi giao dịch trên mạng lưới Ethereum hiện tại được xác minh thông qua giao thức "Proof Of Work". Người dùng sẽ dùng máy tính để "đào", khi bất cứ một giao dịch phát sinh trên mạng lưới, " thợ đào" sẽ sử dụng tài nguyên máy tính để giải các thuật toán phức tạp trên mạng lưới để xác minh các giao dịch đó. Bất cứ giao dịch nào hoàn thành thì một khối mới sẽ được thêm vào một khối trước đó tạo nên một "chuỗi khối" liên tiếp nhau. "Thợ đào" sẽ được thưởng bằng đồng tiền ETH mỗi khi giải xong một block. Quá trình ghi nhận mọi giao dịch trên mạng lưới như vậy dẫn đến lý do tại sao blockchain hay được so sánh như một cuốn sổ cái.

 

Ethereum được tạo ra để cho phép các nhà phát triển có thể tạo ra và xuất bản các "hợp đồng thông minh" (smart contract) và các ứng dụng phi tập trung (dApps - decentralized applications), những ứng dụng này có thể được sử dụng mà không có rủi ro về thời gian, gian lận hay sự can thiệp từ một bên thứ ba.

 

 

 

Ethereum tự mô tả mình là "nền tảng blockchain có thể lập trình được của thế giới". Ethereum khác biệt so với Bitcoin vì nó là một mạng lưới phi tập trung có thể lập trình để phục vụ rất nhiều ứng dụng khác nhau: tạo ra thị trường về các dịch vụ tài chính, games hay các ứng dụng khác, tất cả giao dịch trên Ethereum sẽ được thanh toán bằng đồng Ether (ETH) và hoàn toàn an toàn trước sự gian lận hay sự kiểm duyệt nhờ vào vai trò của "hợp đồng thông minh".

 

Mọi giao dịch trên mạng lưới Ethereum sẽ cần một khoản phí để thực hiện gọi là "phí gas". Phí này sẽ được trả bằng đồng Ether. Mọi người có thể xem phí gas tại từng thời điểm tại đây: https://etherscan.io/gastracker.

 

Nhà sáng lập của Ethereum

 

Ethereum được ra mắt vào tháng 07 năm 2015 bởi 1 nhóm nhỏ những người yêu thích blockchain. Nhóm này bao gồm: Joe Lubin - nhà sáng lập của ConsenSys, Vitalik Buterin - được xem là người khởi xướng ý tưởng của Ethereum và hiện tại đang là CEO của Ethereum.

 

 

 

Tiềm năng ứng dụng của Ethereum

 

1. NFT - Non fungible token

 

NFT về cơ bản là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Nó được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa hoặc tài sản điện tử. Nhờ vào bản chất an toàn của công nghệ blockchain, hồ sơ về quyền sở hữu luôn có sẵn, không thể được sửa đổi và đảm bảo rằng chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm. Hiểu một cách đơn giản, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số không thể thay thế, tức chỉ có duy nhất một chủ sở hữu cho loại tài sản đó và mọi người dùng trên nền tảng đều có thể biết được ai đang là chủ sở hữu của NFT đó.

 

NFT có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:

Digital Art: các loại hình nghệ thuật trên nền tảng kỹ thuật số như âm nhạc, hội họa,...

Vé: thay vì khi đi tham dự các sự kiện âm nhạc, thể thao,... bạn cần phải mua vé thì việc này hoàn toàn có thể ứng dụng trên Ethereum khi các tổ chức sẽ bán các vé điện tử cho khách hàng.

Thể thao: các sản phẩm về thể thao như vật lưu niệm, áo đấu hay chữ ký của vận động viên hoàn toàn đều thể được số hóa thành NFT.

 

Giấy phép: NFT có thể được ứng dụng để đại diện cho một thỏa thuận hợp tác giữa hai bên dựa vào vai trò của "hợp đồng thông minh".

 

Danh tính: bản chất của NFT là một loại tài sản không thể thay thế và thể hiện quyền chủ sở hữu duy nhất trên blockchain và không thể thay đổi một khi được tạo, nên việc ứng dụng NFT như một Căn cước công dân, Bằng lái xe hay bất cứ một loại ID nào đều có thể xảy ra trong tương lai.

 

.......

  

NFT là gì?

 

2. DeFi - Decentralized Finance

 

 

DeFi là nền tảng tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. DeFi tận dụng sức mạnh của blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở, mà trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

 

Bạn có thể hiểu đơn giản các ứng dụng DeFi như là một ngân hàng trên blockchain với đầy đủ các dịch vụ như vay tiền, gửi tiền hưởng lãi,... Tuy nhiên điểm khác biệt giữa DeFi và các dịch vụ tài chính truyền thống là các dịch vụ tài chính truyền thống là những tổ chức tập trung, có quyền kiểm soát các thông tin cá nhân cũng như quyền sử dụng của bạn (Ví dụ: Ngân hàng sẽ nắm giữ hoàn toàn các thông tin bảo mật của bạn, Ngân hàng hoàn toàn có quyền cấm bạn rút tiền hay gửi tiền, Ngân hàng có thể đóng băng tài khoản của bạn,...).

Còn với DeFi, là các ứng dụng tài chính phi tập trung nên bạn sẽ hoàn toàn giữ quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình và không chịu sự can thiệp của bất ký ai hay tổ chức nào. Mọi hoạt động trên DeFi như khi bạn staking (gửi tiền nhận lãi) đều được hoạt động dựa trên nguyên lý hoạt động của "hợp đồng thông minh" nên sẽ hoàn toàn minh bạch.

 

 Phân biệt giữa Tài chính tập trung và Tài chính phi tập trung

 

3. Decentralized Social Network- Các mạng xã hội phi tập trung

 

Cũng như các tổ chức tài chính tập trung, hiện nay các nền tảng mạng xã hội tập trung như Google, Twitter, Facebook,... hoàn toàn sở hữu các thông tin cá nhân của bạn. Điều này dẫn đến khá nhiều vấn đề như hack dữ liệu, lộ thông tin cá nhân cũng như quyền sử dụng mạng xã hội của chính người dùng, các công ty như Facebook hoàn toàn có quyền kiểm soát toàn bộ quyền sử dụng của người dùng, kiểm soát toàn bộ nội dung và có thể chặn bất kỳ nội dung nào mà họ muốn. Việc này dẫn đến khả năng về một nền tảng mạng xã hội phi tập trung ra đời để có thể khắc phục các vấn đề trên.

 

  

Lời kết

 

Ethereum có rất nhiều tiềm năng để phát triển và ứng dụng trong tương lai. Và ETH là một đồng tiền điện tử rất đáng để đầu tư nếu bạn đang quan tâm đến thị trường crypto. Với những bản cập nhật sắp tới trên mạng lưới Ethereum như ETH 2.0, Triple Having, Sharding,... Mạng lưới Ethereum cũng như đồng ETH dự kiến sẽ có những bước đột phá trong tương lai.

 

Mua tiền điện tử ở đâu?

 

Nếu bạn đang muốn mua hoặc bán tiền điện tử, bạn sẽ cần sử dụng sàn giao dịch. Các sàn giao dịch tiền điện tử tốt nhất giúp bạn dễ dàng mua và bán crypto mà bạn muốn với mức phí thấp và các tính năng bảo mật mạnh mẽ.

 

Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi phí giao dịch nhé:

Binance  |  Coinbase  |  Bybit  |  Huobi  |  FTX  |  ...  |  Remitano  |  5ROI

 

Chúng tôi có rất nhiều ưu đãi cho bạn khi mua tiền điện tử trên sàn giao dịch. Các bạn truy cập link bên trên để xem thêm chi tiết.