Hỗ trợ trực tuyến

 

Hướng dẫn cách tìm Hidden Gem theo hệ sinh thái trên Twitter

Hướng dẫn cách tìm Hidden Gem theo hệ sinh thái trên Twitter

 

Hidden Gems có thể là các dự án tiềm năng, các hệ sinh thái triển vọng đang “ẩn mình". Vậy làm sao để tìm hidden gems trên Twitter?

Hidden Gem là từ khóa mà mình thường đề cập tới trong các bài phân tích, nó cũng là keyword hot trong thị trường. Hidden Gems có thể là các dự án tiềm năng, những hệ sinh thái triển vọng đang “ẩn mình",.... Vậy làm cách nào để tìm kiếm gems theo từng hệ sinh thái?

 

Dưới đây là một trong những cách mình hay dùng, mình cũng xin khuyến cáo anh em những thông tin mình chia sẻ tại đây là góc nhìn của cá nhân mình. Những nội dung sau mục đích thông tin nhằm hỗ trợ anh em có thêm insights trong thị trường và không xem đây là lời khuyên đầu tư.

 

Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi phí giao dịch nhé:
 
  Binance  |  Coinbase  |  Bybit  |  Huobi  |  FTX  |  ...  |  Remitano  |  5ROI
 

 

 

Nội dung chính hôm nay sẽ gồm có:

•           Kiến thức về dòng tiền.

•           Hướng dẫn tìm gems trên Twitter theo từng hệ sinh thái DeFi:

•           Tiêu chí đánh giá gems.

 

Phần 1 - Kiến thức về dòng tiền

 

Đầu tiên, để anh em có cái nhìn tổng quan hơn thì mình xin điểm nhanh các yếu tố dòng tiền. Anh em có thể hình dung là dòng tiền sẽ luân chuyển qua từng lớp layer khác nhau. Ở đây mình sẽ chia thành 3 lớp layer chính:

•    Layer 1 - Blockchain platform: Đây là lớp layer về các chain nền tảng như Solana, BSC, Fantom, Celo,.... nó tạo ra hệ sinh thái DeFi.

•    Layer 2 - Protocol: Tại các lớp Protocol này các dự án sẽ được phát triển trên đó, mà các dự án này đã được xây dựng trên lớp Layer 1.

•   Layer 3 - Application: Lớp Layer này sẽ bao gồm tất cả các mảnh ghép trong hệ sinh thái DeFi, ví dụ như AMM, DEX, Wallet, Lending & Borrowing, IDO Platform,...

 

Vậy dòng tiền trong các hệ sinh thái DeFi sẽ chảy qua các lớp Layer như thế nào?

Sẽ có hai dạng dòng tiền là vi mô và vĩ mô.

•    Dòng tiền vĩ mô nó sẽ tương tự việc dòng tiền đổ qua các quốc gia khác nhau (trong đó, sẽ là những quốc gia phát triển, đang phát triển, chưa phát triển). 

•    Dòng tiền trong vi mô là dòng tiền chảy qua các lớp layers, các categories bên trong mỗi hệ sinh thái DeFi. Nó tương tự như việc dòng tiền chảy qua các cơ quan, các bộ ngành, khu vực kinh tế trọng điểm trong quốc gia đó. 

 

Trên đây là ảnh các Ecosystem mà mình đã tổng hợp lại.

 

Ngoài ra mọi người có thể lên các nick Twitter Sapians của mình để theo dõi “nhất cử nhất động" của từng hệ, gồm có:

•           Hệ sinh thái Solana (SOL) với Solanians.

•           Hệ sinh thái Terra (LUNA) với Terrians.

•           Hệ sinh thái Near (NEAR) với Nearians.

•           Hệ sinh thái Dfinity (ICP) với Dfinians.

•           Hệ sinh thái Cardano (ADA) với Cardians.

•           Hệ sinh thái Avalanche (AVAX) với Avaxians.

•           Hệ sinh thái Fantom (FTM) với Fantomians.

 

Phần 2 - Tìm Gems trên Twitter theo từng hệ sinh thái

 

Trước đây mình đã từng đề cập tới Mapping out trong hệ sinh thái Solana, nội dung mình đã chia sẻ ở post lần trước.

 

Chuẩn bị

 

Ban đầu để bắt đầu cuộc chiến săn tìm Gems trên Twitter, anh em cần chuẩn bị cho bản thân các bước như sau:

•           Tài khoản Twitter (để tránh bị ban thì anh em nên dùng các nick có xác thực đầy đủ).

•           Bảng tính Google Sheets để thống kê.

•           Template Mapping Out cho từng hệ mình sẽ hướng dẫn phía bên dưới.

 

Các bước thực hiện

 

Bước 1: Follow Twitter

 

Để bắt đầu anh em hãy tự tạo tài khoản Twitter cho mình trước, bật theo dõi các kênh Twitter chính thức của dự án, đặc biệt là các blockchain Layer 1 (Blockchain platform).

Ví dụ mình muốn tìm kiếm về hệ sinh thái Celo, để chắc chắn Twitter chính xác không phải là các account giả mạo của Celo, thì mình có cách thực hiện như sau:

•           Search bằng keywords: Truy cập vào website Coingecko → Gõ tên dự án cần tìm → Thông tin chuẩn của dự án sẽ nằm phía tay phải màn hình, anh em chỉ cần click trực tiếp vào thông tin cần tra là được.

 

 

•           Cách theo dõi trên Twitter: Anh em click vào 'Follow" và cái chuông nằm kế bên (khi có các bài tweet thì hệ thống sẽ gửi về cho anh em tự động). Mục đích là giúp anh em không bỏ lỡ những thông tin mới, nâng cao cơ hội nếu chúng ta là những người biết sớm.

 

•           Follow dự án được đề xuất: Vào trang Twitter dự án, để ý ô bên phải sẽ có các dự án liên quan được đề xuất, click follow và đọc qua giới thiệu về chúng.

 

 

•           Đọc các post mới nhất của dự án để hiểu cơ cấu hoạt động & những hoạch định sắp triển khai.

 

•           Tạo sheet tổng quan cho hệ cần theo dõi, phân định rõ các mảnh ghép trong hệ theo cột & chia theo các Category rõ ràng (Project, Token, Launchpad, Twitter, Overview, TVL...).

 

Ví dụ: Mình đang quan sát hệ Celo thì các dự án mình sẽ phân loại rõ & ghi rõ tên, địa chỉ link Twitter tương ứng.

 

•           Cách research dự án: Anh em có thể tìm hiểu về token, TVL,... của dự án bằng cách truy cập website chính thức. Đọc sơ lược trong docs hoặc search tên trên các Data Aggregator (Coingecko, Coinmarketcap, Cryptorank,...); các website Crypto.

•           Ghi chú những dữ liệu đã research được vào sheet: Sau các bước tìm kiếm và thu thập được thông tin về dự án, anh em hãy note lại vào cột tương ứng. Ví dụ như: dự án đã testnet chưa ra mainnet, có token hay chưa có token, tổng quan như thế nào,… anh em có thể ghi tất cả vào.

•           Quan sát sự tương tác của dự án đang quan tâm: Để đi sát theo từng dự án anh em nên theo dõi, đọc từng post của họ, chú ý vào các nick Twitter khác được gắn thẻ (click để xem phần mô tả),... Có thể follow tất cả những kênh liên quan khác của họ, tùy vào cá nhân mỗi anh em, riêng mình sẽ quan sát tổng & follow hết để không bị lỡ tin quan trọng của hệ sinh thái đó.

 

Lưu ý: Để mở rộng không gian research hơn cho bản thân thì khi thực hiện anh em hãy làm lần lượt theo trình tự như trên: Tìm kiếm → Theo dõi → Đọc các post và click Follow các nick đề xuất khác trong hệ. Điều quan trọng nhất để tránh bỏ lỡ các bài tweet mới, mọi người hãy click chuông Notification ngay sau khi Follow dự án.

 

•           Tạo List mới cho từng hệ: Nếu anh em có nhiều hệ sinh thái cần theo dõi, mình khuyến khích nên tạo List riêng từng hệ để không bị rối. Để tạo click chọn Create a new List → Name (Nhập tên) → Description (Nhập phần mô tả).

 

 

•           Thêm các dự án vào list đã tạo: Sau khi có list hệ sinh thái cần theo dõi, anh em “Add” nhanh các dự án vào list tương ứng hoặc click “Follow” → “Pick a List” cho các dự án mới.

 

Tìm hiểu thêm: Tổng quan hệ sinh thái Celo

 

Bước 2: Sắp xếp vào Sheet & Template Mapping Out

 

Bảng sheet trên anh em nên đánh dấu từng dự án để dễ dàng so sánh. Ví dụ như mảnh ghép Lending & Borrowing thì dự án nào thu hút được nhiều thanh khoản nhất, hoạt động tích cực nhất,... Các hệ sinh thái sẽ được mình theo dõi và viết bài.

Tầm khoảng tháng 3 mình cũng đã tự tạo cho mình một bảng Mapping Out của hệ Solana. Bảng này mình đã thu thập từ những mảnh ghép nhỏ nhất và dần hình thành một hệ sinh thái Solana lớn mạnh. Anh em có thể tham khảo chi tiết tại link sau và tự tạo cho mình một mapping cho bất kỳ hệ khác.

 

 

Ví dụ

 

•           Để tạo Mapping Out cho hệ Celo, anh em chỉ cần đổi tên, research thông số, dự án liên quan. Anh em có thể tham khảo thêm các nguồn như DeFi Llama, trên đấy sẽ ranking theo TVL cụ thể cho anh em theo dõi.

•           Mọi người chỉ cần kéo xuống dưới cùng để click vào dự án được ranking, ở đây mọi người có thể thấy Mento là một protocol cho phép phát hành ra và bình ổn giá của các đồng stablecoin trong hệ Celo.

•           Trong một hệ sinh thái thì anh em hãy xác định giúp mình nếu lớp Layer 2 làm tốt thì các dự án được phát triển phía sau sẽ tốt.

•           Vậy làm sao để đánh giá được? - Anh em hãy quan sát TVL của dự án L2 của hệ, nếu lượng TVL tăng trưởng đều và mạnh mẽ, đây là lúc chúng ta đánh giá được hệ đang phát triển rất tốt. Mọi người hãy cứ tiếp tục kiểm tra thường xuyên, nếu TVL sụp giảm thì ta nên đánh giá lại & tìm ra những thông số nào đang bị ảnh hưởng → đưa ra lập luận cho bản thân.

 

Bước 3: Follow & Update hàng ngày

 

Bước cuối cùng là anh em lặp lại các bước 1 và 2 hàng ngày cho đến khi nào chúng ta có một Mapping Out đầy đủ các mảnh ghép trong hệ. Theo dõi và update các dự án mảnh ghép mới vào mapping out sẽ giúp anh em có cái nhìn tổng quát và trọn vẹn hơn về hệ mình đang quan tâm.

Lưu ý: các dự án anh em đánh giá tiềm năng thì có thể tô màu vào và ghi rõ ra các dữ liệu có được. Việc làm này giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá được chính xác hơn về dự án.

 

 

Phần 3 - Tiêu chí đánh giá Gems

 

Vậy các dự án đã được list đầy đủ - Vậy đâu là Gems và làm sao nhận định được? Đâu là dự án mình nên quan tâm? Để trả lời câu thì mình có một số ghi chú đánh giá Gems gồm các tiêu chí như sau:

 

Trực tiếp từ phía dự án

 

Phân tích cơ bản (FA)

•           Chúng ta cần làm rõ dự án đó nằm trong hệ sinh thái nào?

•           Thuộc mảnh ghép (Category) nào? Và có đang đón nhận dòng tiền hay không? Anh em chỉ cần xếp đúng vào từng vị trí như cách sắp xếp phía trên mình có hướng dẫn sẽ có đáp án cho bản thân ở mọi dự án.

•           Cách thiết kế tokenomics của dự án. Trên haimanh.vn cũng đã có bài giải thích rõ về Tokenomics và cách đánh giá dự án thông qua tokenomics, anh em có thể xem thêm.

•           Backers là nhóm người ủng hộ và hỗ trợ cho dự án đó, để biết được mọi người lên Twitter của dự án để biết thêm.

•           Team dự án.

 

Phân tích On-chain dự án

 

•           Sản phẩm dự án: Là các sản phẩm mà dự án đã tạo ra trong quá trình xây dựng.

•           Thông số: TVL (Total Value Locked), Transactions, Volume,...

•           On-chain token dự án.

•           Token Holder: Anh em có thể kiểm tra trên các Explorer.

•           Top ví: Cũng trên Explorer, chúng ta còn có thể xem về top ví trong mỗi hệ sinh thái, một vài thao tác thì anh em còn check được biến động chuyển/ nạp.

 

 

Gián tiếp từ Market sentiment

 

Ngoài ra, bản thân dự án nằm trong thị trường còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nữa. Ở đây mình sẽ gọi là yếu tố gián tiếp từ Market Sentiment.

•           Giai đoạn thị trường có đang tốt cho sự phát triển của dự án đó hay không? Dòng tiền đang hỗ trợ và đẩy đúng vào mảnh ghép đấy chưa, hay nó đang ở mảnh ghép nào khác.

•           Cộng đồng nói gì về dự án, anh em có thể quan sát bằng cách lên các trang social media như Twitter, Telegram, Discord,... để theo dõi nhận định từ cộng đồng. Đây cũng là cách chúng ta có thể loại trừ các dự án scam, không chất lượng hoặc dự án không tiềm năng khi research.

 

Phần 4 - Các Tips thực hiện

 

Để follow tốt các bước như trên mình xin gợi ý một vài thao tác cơ bản như sau:

•         Bật thông báo các nick Twitter quan trọng.

•         Tự tạo danh sách theo dõi ngay trên Twitter.

•         Follow các thành viên team của dự án (CEO, Co-Founder, Team dev,...): Vào các trang dự án chính, tìm vào mục following mà dự án đang theo dõi. Chọn lọc các account chính chủ bằng cách đọc các post và quan sát tương tác của họ, xem họ đang tương tác với ai, như thế nào, vv….

Quan trọng nhất là chúng ta cần thực hiện các bước trên hàng ngày, cập nhật nội dung quan trọng vào sheet dự án, cùng với đó anh em hãy kết hợp với các tiêu chí để tham khảo và dần dần chúng ta sẽ lọc ra được và khoanh vùng những dự án “ngon" trong tương lai.

 

Phần 5 - Các Keywords gợi ý

 

Bản thân mình ở đây cũng đã lọc ra các dự án mà riêng cá nhân mình thấy tiềm năng phát triển mạnh, anh em quan tâm dự án nào thì có thể tìm đọc trên haimanh.vn nhé!

Mình xin nhắc lại là các thông tin sau là các tiêu chí của bản thân mình, mọi người hãy xem đó là thông tin tham khảo không phải là lời khuyên đầu tư nhé!

Các hệ đã phát triển

•           Ethereum (ETH).

•           Binance Smart Chain (BNB).

Đang phát triển

•           Solana (SOL).

•           Avalanche (AVAX).

•           Polygon (MATIC).

•           Terra (LUNA).

•           Fantom (FTM).

Mới nổi

•           Celo (CELO).

•           Hedera Hashgraph (HBAR).

•           Harmony (ONE).

•           Algorand (ALGO).

Theo từng sàn

•           KuChain.

•           Heco Chain.

•           OKEx Chain.

Mới

•           Kava Chain (KAVA).

•           Tezos (XTZ).

•           Stacks (STX).

•           Elrond (EGLD).

•           Arbitrum.

•           Thorchain (RUNE).

•           Klaytn (KLAY).

•           Kusama (KSM).

•           MoonRiver.

•           Optimism.

•           Flow (FLOW).

•           Cronos (Crypto.com CRO).

•           Casper (CSPR).

•           Mina Protocol (MINA).

Anh em tìm hiểu thêm các blockchain L1 nào còn mới chưa định hình chúng ta có thể follow và bắt tay vào lập ra các sheet thống kê cụ thể như trên, từ đấy có thể tìm và chọn lọc được nhiều dự án tiềm năng hơn khi đầu tư trong thị trường.

 

Lời kết

 

Đây là những gì mình muốn chia sẻ, cảm ơn mọi người đã quan tâm lắng nghe & những nội dung trên chỉ vì mục đích thông tin, không được xem là lời khuyên đầu tư - Not Financial Advice!

Ngoài ra, mình cũng đã nhắc tới một số tips, cách để mọi người tìm kiếm & follow twitter của cả 1 hệ như thế nào,... Mình hy vọng mọi người note lại & chủ động tìm hiểu cũng như thực hiện như các hướng dẫn mình đã liệt kê bên trên cho các hệ sinh thái khác nữa nhé.

  

 
Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi phí giao dịch nhé:
 Binance  |  Coinbase  |  Bybit  |  Huobi  |  FTX  |  ...  |  Remitano  |  5ROI