Hỗ trợ trực tuyến

 

Tìm hiểu các phiên bản của Blockchain: Từ 1.0 đến 4.0

Các phiên bản của Blockchain: Từ 1.0 đến 4.0

 

Công nghệ Blockchain là gì?

Hiện nay, công nghệ Blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử. Là người quan tâm và có ý định đầu tư vào tiền điện tử, chắc chắn bạn cũng sẽ tò mò về khái niệm này. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu về Blockchain qua các thuật ngữ cơ bản và dễ hiểu nhất. Bắt đầu nhé!


=>> Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi hấp dẫn nhé:   

 

      Binance  |  Coinbase  |  Bybit  |  Huobi  |  Remitano | ONUS   

 

 

 

Blockchain là gì?

 

Blockchain được gọi là chuỗi công nghệ khối, hoạt động với nhiệm vụ mã hóa mọi dữ liệu thành từng khối khác biệt và liên kết các khối này thành một chuỗi dài. Nếu các thông tin mới xuất hiện, chúng được tự động lưu vào một khối mới, sau đó nối với khối cũ để hình thành một chuỗi mới. Như vậy, việc lưu trữ thông tin cũ trong Blockchain sẽ luôn được tiếp diễn.

 

Blockchain được tạo thành bởi 3 công nghệ dưới đây:

•           Mật mã học: Công nghệ Blockchain sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính riêng tư và minh bạch.

•           Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,..).

•           Mạng lưới ngang hàng: Mỗi một nút được xem như một mô hình client server để lưu trữ bản sao chép của ứng dụng.

 

Các cơ chế đồng thuận trong Blockchain

 

Cơ chế đồng thuận đóng là phương thức mà các thành viên trong hệ thống thống nhất với nhau về việc xác nhận giao dịch và cập nhật dữ liệu. Dưới đây là một số cơ chế phổ biến:

 

•           Proof of Work (Bằng chứng Công việc): Đây là cơ chế được sử dụng phổ biến nhất, sử dụng trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin,… Cơ chế này hoạt động dựa trên việc giải mã các bài toán phức tạp, tiêu tốn nhiều năng lượng điện.

•           Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần): Đây là một cơ chế đông thuận phân cấp được dùng trong Decred, Peercoin và sắp tới là Ethereum. Ưu điểm của cơ chế này là phân cấp và tốn ít năng lượng, tránh gặp các vấn đề liên quan đến an ninh mạng.

•           Delegated Proof-of-Stake (Uỷ quyền Cổ phần): Cơ chế này có chi phí giao dịch rẻ và có khả năng mở rộng, được dùng phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares.

•           Proof of Authority (Bằng chứng Uỷ nhiệm): Cơ chế này có khả năng mở rộng tốt, được dùng trong POA, Network, Ethereum Kovan testnet.

•           Proof-of-Weight (Bằng chứng Khối lượng):  Algorand, Filecoin thường áp dụng cơ chế này. Ưu điểm của Proof-of-Weight là có khả năng mở rộng tốt, tùy chỉnh linh hoạt nhưng đòi hỏi nỗ lực phát triển lớn.

•           Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận): Phương pháp này thường được sử dụng trong Hyperledger, Stellar, Dispatch, Ripple. Cơ chế này mang lại năng suất cao, chi phí thấp, khả năng mở rộng tốt nhưng độ tin cậy cần được kiểm chứng thêm.

 

Các phiên bản của công nghệ Blockchain là gì?

 

Hiện nay, Blockchain có 4 phiên bản như sau:

•           Công nghệ Blockchain 1.0: Cryptocurrency.

•           Công nghệ Blockchain 2.0: Smart Contract.

•           Công nghệ Blockchain 3.0: Dapps.

•           Công nghệ Blockchain 4.0: Blockchain For industry.

 

Phiên bản Blockchain 1.0: Tiền tệ

 

Là phiên bản đầu tiên của công nghệ chuỗi khối.

 

Việc áp dụng công nghệ sổ cái phi tập trung (Distributed Ledger Technology) đưa đến ứng dụng đầu tiên và rõ ràng nhất – Đó là tiền tệ. Công nghện này giúp các giao dịch tài chính dựa trên blockchain hoặc DLT (sổ cái phi tập trung) được xử lí nhanh chóng và minh bạch.

 

Bitcoin chính là ví dụ tiêu biểu nhất của phiên bản này. Được cộng đồng mệnh danh là “Tiền mặt của Internet”. Một hệ thống thanh toán phiên bản số và là sự tiên phong đầu tiên mang tính cách mạng, mở ra thời đại tiền mã hoá.

 

Thế hệ Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh

 

Bước tiến về mô hình rất quan trọng này là Smart Contract. Là một chương trình máy tính nhỏ có “sống” trên blockchain. Những ứng dụng này vận hành tự động hoàn toàn, phi tập trung, phi trung gian. Với những điều kiện thi hành được lập trình viên xác lập trước, cũng như quá trình xác nhận hay ép buộc thực hiện đúng như nguyên tắc hợp đồng.

 

Một điểm mạnh của công nghệ này là blockchain giúp Smart Contract không thể bị kẻ xấu can thiệp. Nên hợp đồng thông minh giúp giảm mạnh các chi phí xác thực, vận hành, chống gian lận và tăng tính minh bạch. Loại bỏ hoàn toàn yếu tố cảm tính hay đạo đức vốn thường gặp khi làm việc với con người.

 

Tiềm năng nhất trong công nghệ này chính là blockchain của Ethereum. Với một hệ sinh thái cực kì đa dạng phong của trong áp dụng Smart Contract.

 

Phiên bản Blockchain 3.0: Ứng dụng phi tập trung (Dapp)

 

Dapp là viết tắt của Decentralized Application, các phần mềm được triển khai độc lập không nằm trên một máy chủ duy nhất. Chúng sử dụng các nơi lưu trữ và cách giao tiếp phân tấn. Hầu hết Dapp có mã nguồn chạy trên các mạng lưới ngang hàng P2P. Ngược lại so với các ứng dụng truyền thống chỉ chạy trên một hệ thống tập trung duy nhất.

 

Một Dapp có thể có phần front-end giao diện người dùng viết bằng bất kì ngôn ngữ lập trình nào. Miễn là có thể giao tiếp với back-end. Nguyên tắc này tương tự phần mềm bình thường. Nhưng Dapp cũng có thể host phần front-end của mình trên các nơi lưu trữ phi tập trung như Ethereum Swarm.

 

Nói một cách ngắn gọn, Dapp = front-end + Smart Contract

 

Blockchain 4.0: Càng nhiều ứng dụng thực tiễn hơn của công nghệ chuỗi khối

 

Với những nền tảng vững chắc từ các phiên bản trước, blockchain 4.0 đưa ra giải pháp và cách tiếp cận cho các vấn đề hàng ngày. Nhu cầu sử dụng blockchain để giải quyết bài toán kinh doanh tạo nên thế hệ tiếp theo này. Đặc biệt là trong kỉ nguyên chuyển đổi số 4.0.

 

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là định nghĩa về sự tự động hoá, lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp, và sự tích hợp và thực thi các hệ thống thông tin số. Tuy nhiên, cuộc chuyển đổi cách mạng này đòi hỏi một cấp độ tin cậy và bảo mật cao hơn so với truyền thống. Đây chính là cơ hội cho blockchain áp dụng thực tiễn.

 

Khi công nghệ chuỗi khối kết hợp với hệ thống IT tích hợp trong quá trình kinh doanh. Giúp cho các công ty có được quá trình làm việc xuyên nền tảng, xuyên hệ thống. Ví dụ như chuỗi cung ứng, hệ thống xử lí đơn hàng tự động, các giao dịch tài chính, thanh toán dựa trên điều kiện xác định, thu thập dữ liệu Internet Of Things, vân vân.

 

Tất cả những ví dụ trên đều là những lĩnh vực mà công nghệ blockchain có thể cải tiến. Hứa hẹn mang lại một làn sóng mới trong mọi mặt cuộc sống.

 

Phiên bản blockchain 4.0 tức là áp dụng tất cả những ứng dụng từ phiên 1 đến 3 vào quá trình kinh doanh sản xuất. Việc áp dụng thành công thế hệ này là mấu chốt của sự thành công của công nghệ blockchain.

 

 

 

 

Xu hướng công nghệ Blockchain

 

Blockchain đã ra đời hơn 10 năm, tuy nhiên công nghệ này vẫn được đánh giá sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai qua những dự đoán dưới đây:

 

•           Blockchain được tin tưởng: Có sự can thiệp của nhà nước, nên Blockchain sẽ giảm thiểu được sự tham nhũng, lừa đảo,…

•           Tiền ảo, bitcoin vẫn được phát triển: Dù bitcoin có những tin đồn không hay về loại tiền ảo này, nhưng nó vẫn đang phát triển và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng.

•           Bùng nổ của game blockchain: Sẽ có nhiều trò chơi được xây dựng trên nền tảng blockchain với đồ họa ấn tượng cùng nhiều tính năng hấp dẫn.

•           Mở rộng phạm vi ứng dụng: Bên cạnh lĩnh vực tài chính thì công nghệ blockchain còn có tiềm năng được ứng dụng trong hoạt động của nhà nước, bầu cử, đàm phán,…