Kỹ thuật
Soft cap và Hard cap là gì - Tầm quan trọng với thị trường tiền mã hóa
Hard Cap và Soft Cap là gì? Đánh giá dự án ICO qua Hard Cap & Soft Cap
Hard cap và soft cap là hai khái niệm quan trọng đề cập đến mức tối đa và tối thiểu mà dự án có thể huy động được thông qua các vòng mở bán token dưới hình thức ICO (Initial Coin Offerings). Vậy hard cap, soft cap là gì và quan trọng như thế nào?
Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi hấp dẫn nhé:
Binance | ONUS
Soft Cap là gì?
Soft cap là số tiền tối thiểu mà dự án cần phải huy động bằng cách mở bán token thông qua sự kiện ICO, nhằm đảm bảo rằng họ có đủ nguồn lực để phát triển và khởi chạy dự án. Trong đó, ICO (Initial Coin Offering) là một trong những vòng gọi vốn (funding round) phổ biến tại thị trường crypto vào những năm 2017-2018.
Thông thường, nếu không đạt tới mức soft cap đã đặt ra, dự án có thể sẽ không được triển khai hay hoạt động theo kế hoạch và trả lại tiền cho các nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp khác, dự án có thể vẫn sẽ tiếp tục hoạt động với số tiền đã huy động được, kể cả khi họ không đạt được mức soft cap đã đề ra.
Hard cap và soft cap là hai khái niệm quan trọng trong các vòng mở bán token ICO.
Hard Cap là gì?
Hard cap là số tiền tối đa mà dự án có thể huy động được từ việc mở bán token cho các nhà đầu tư thông qua hình thức ICO. Điều này có nghĩa là khi đã đạt đến mức hard cap, vòng mở bán token (hay ICO) sẽ bị đóng và người mua không thể tham gia vào vòng huy động vốn này nữa.
Điều này giúp đảm bảo rằng tổng số vốn huy động sẽ không vượt quá mức cần thiết để triển khai dự án, từ đó bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc gửi tiền vào một dự án bị gây quỹ quá mức (overfunding). Trong đó, tình trạng gây quỹ quá mức thể hiện mức độ quan tâm lớn từ nhà đầu tư đến dự án, tuy nhiên nó cũng gây ra một số tác hại đi kèm:
Quản lý vốn kém hiệu quả. Nếu một dự án huy động được quá nhiều tiền, họ có thể bị cám dỗ để tiêu vào những thứ không cần thiết.
Giảm giá trị token, vì khi đó dự án có thể sẽ phát hành thêm token để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Điều này có thể dẫn đến việc token bị pha loãng, làm giảm giá trị token và giá trị tổng thể của chúng.
Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp khác mà số lượng tiền nhà đầu tư đóng góp cao hơn mức hard cap dự án đề ra. Lúc này, dự án có thể phân phối token theo tỷ lệ gửi vào của mỗi người, sau đó phần còn dư sẽ trả lại cho nhà đầu tư.
Tầm quan trọng của Soft Cap và Hard Cap
Về khía cạnh hard cap, nó đóng vai trò quan trọng không chỉ trong một vòng/lần gọi vốn ICO, mà còn trong cả thị trường tiền điện tử bởi:
Mục tiêu thực tế: Hard cap giúp đảm bảo rằng dự án có mục tiêu thực tế, và đội ngũ đang không yêu cầu nhiều vốn hơn mức cần thiết. Nhờ đó có thể thấy được rằng dự án có sự nghiên cứu và hiểu biết về nhu cầu thị trường, có lộ trình hoạt động rõ ràng và có trách nhiệm để đạt được chúng.
Bảo vệ nhà đầu tư: Việc thiết lập hard cap sẽ giúp tránh tình trạng gây quỹ quá mức cho dự án, từ đó giúp giảm thiểu các tác động không tốt liên quan đến sự quản lý vốn chưa hiệu quả hoặc giảm giá trị token. Tựu trung, những điều này giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo cách tối ưu hơn.
Nguồn cung hạn chế: Điều này giúp tạo sự khan hiếm và ngăn ngừa lạm phát cho token, làm gia tăng nhu cầu về token và nhờ đó, làm tăng giá trị của token mà dự án phát hành.
Về khía cạnh soft cap, nó giúp đảm bảo sự bền vững cho dự án và tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư. Vì sau khi kết thúc ICO, việc đạt được mức soft cap thể hiện sự cam kết của dự án trong việc có thể hoạt động theo chiến lược, mục tiêu đã đề ra một cách bền vững.
Có phải ICO nào cũng phải có Hard Cap và Soft Cap?
Không phải tất cả các dự án tổ chức ICO đều có hard cap và soft cap. Trên thực tế, các dự án gây quỹ trong lĩnh vực tiền điện tử có thể có hoặc không có hard cap và soft cap, tùy thuộc vào phương pháp và chiến lược cụ thể của dự án đó.
Đối với ICO có hard cap và soft cap, nó được gọi là capped ICO. Ngược lại, dự án tổ chức ICO mà không có hard cap và soft cap sẽ được gọi là uncapped ICO. Cả hai hình thức này đều có những lợi ích và sự đánh đổi riêng.
Ví dụ điển hình của capped ICO là Brave, dự án đã thực hiện thành công ICO cho token BAT vào ngày 31/05/2017 và huy động được mức hard cap là 35 triệu USD trong 30 giây. Sau khi kết thúc, họ đã “bắt tay” vào công việc như đã đề ra mà không cần phải huy động thêm tiền.
Ngược lại, Tezos là dự án đã thực hiện uncapped ICO. Trong sự kiện ICO từ ngày 01/07 - 13/07/2017, mạng lưới blockchain này đã huy động được tổng số tiền lên đến 232 triệu USD dưới dạng token XBT và ETH vì không thiết lập hard cap.
Tezos gọi vốn thành công 232 triệu USD trong sự kiện ICO kéo dài 13 ngày.
Mặc dù các sự kiện capped ICO giúp mạng lưới hoạt động tốt hơn, nhưng vì số tiền huy động bị giới hạn dẫn đến một số trường hợp dự án không đủ tiền để tiếp tục hoạt động. Và họ phải tiếp tục thực hiện các vòng gọi vốn khác sau đó.
Chính vì vậy mà nhiều dự án đã quyết định thực hiện uncapped ICO để có thể gia tăng số tiền tối đa có thể huy động được, từ đó tích lũy thêm tiền để phát triển dự án mà không cần phải tổ chức thêm các vòng gọi vốn khác. Tuy nhiên, việc này cũng mang lại một rủi ro về việc lượng cung token có thể tăng ngoài mức kiểm soát, làm giảm giá trị của token và chính mạng lưới đó.
Hơn nữa, trong thị trường đầy biến động như crypto, không có điều gì đảm bảo hoàn toàn rằng dự án đó sẽ thành công và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Việc đầu tư quá mức vào một dự án có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho nhà đầu tư.