Hỗ trợ trực tuyến

 

Tỉm hiểu DEX-AMM-Aggregator, Phân biệt AMM Liquidity và AMM Aggregator

DEX, AMM và Aggregator, Phân biệt AMM Liquidity và AMM Aggregator

 

DEX, AMM và Aggregator là gì?

DEX, Aggregator và AMM là những thuật ngữ rất thường xuyên xuất hiện trong thị trường tiền mã hoá, đặc biệt là thị trường DeFi. Vậy các dạng sản phẩm trên có gì giống và khác nhau những điểm gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng các dạng sản phẩm này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.

 

Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange ... và sàn đang Hot tại đây để được hưởng khuyến mãi phí giao dịch nhé:
 

  Binance  |  Coinbase  |  Bybit  |  Huobi  |  FTX  |  ...  |  Remitano  |  5ROI 

 

 

DEX truyền thống – Sàn giao dịch phi tập trung

 

- DEX - Decentralized Exchange (tạm dịch là Sàn giao dịch phi tập trung) là nền tảng giúp người dùng giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần một bên trung gian thứ ba. Cấu trúc này có 3 lợi ích so với sàn CEX (Sàn tập trung):

 

- Người dùng toàn quyền sở hữu tài sản của mình: Với DEX, người dùng sẽ kết nối ví vào các nền tảng và sẽ là người trực tiếp quản lý tiền của mình bằng private key (hiểu nôm nay là password cho ví của mình). Ngược lại, với CEX, người dùng sẽ phải nạp tiền vào ví của sàn, và số dư hiển thị trên giao diện, về bản chất vẫn sẽ được tập trung dưới sự quản lý của các sàn giao dịch.

 

- Bảo mật: Vì là giao dịch bằng chính ví của mình, DEX sẽ giúp người dùng đảm bảo được tính bảo mật, không cần thực hiện KYC (minh chứng nhận diện) cho một bên thứ ba như CEX. Về vấn đề này thì Binance đã từng gặp phải sự cố lộ thông tin KYC của người dùng.

 

- Nơi ươm mầm hidden-gem: DEX là nơi nhiều nhà đầu tư có thể săn tìm các hidden-gem, những token tiềm năng chưa được khai phá. Một khi các token này được list trên nhiều CEX lớn và uy tín, giá sẽ nhanh chóng tăng rất nhiều lần. Đây cũng là một ưu điểm mà nhiều người tìm đến DEX.

Cần phải nói thêm, DEX truyền thống sẽ giao dịch theo hình thức có sổ lệnh như với nhiều sàn CEX. Các hình thức DEX mới sẽ được phân tích chi tiết ở các phần sau.

 

 

Giao diện của Binance DEX

 

Với sàn theo phong cách sổ lệnh truyền thống, nếu đó là một cặp giao dịch có thanh khoản tốt, phương thức này sẽ vận hành hiệu quả vì giảm thiểu được độ trượt giá (price slippage). Tuy nhiên, với các cặp thị trường kém, điều sẽ khiến trader phải chờ đợi rất lâu.

 

Một số ví dụ của DEX dạng này là Trust Wallet (mục DEX), MetaMask (mục DEX), Binance DEX.

 

AMM – Automated Market Maker

 

AMM hay Automated Market Maker (tạm dịch: Đơn vị Tạo lập Thị trường Tự động) là một dạng mới của DEX. Thay vì giao dịch với sổ lệnh như các dạng truyền thống, với AMM, người dùng sẽ giao dịch với các pool thanh khoản.

 

Top AMM DEX

 

Các pool nói trên sẽ được cung cấp token bởi các liquidity provider (LP: Người cung cấp thanh khoản). Giá trị của các token trong pool sẽ phải được giữ ở tỷ lệ cân bằng 50/50. Ví dụ nếu pool là ETH/USDT, thì giá trị ETH được đặt trong pool sẽ phải bằng tổng giá trị lượng USDT được đặt trong cùng pool này.

 

Về nguyên tắc, khi người dùng muốn giao dịch, họ sẽ bỏ token X vào pool và lấy ra token Y. Điều này sẽ lợi ích hơn rất nhiều về độ nhanh chóng so với hình thức sổ lệnh. Với sổ lệnh, khi bạn bán token X ở giá 100 USD, phải có người đặt lệnh mua ở giá 100 USD thì giao dịch trên mới được khớp. Tuy nhiên, AMM sẽ loại bỏ vấn đề trên bằng thiết kế pool như đã đề cập ở trên.

 

Mặc dù vậy, một vấn đề của AMM đó chính là price slippage (trượt giá). Điều này diễn ra khi có một lệnh mua token X quá lớn so với lượng thanh khoản đang có trong pool. Do đó, việc trượt giá là hệ quả tất yếu và trader có thể sẽ phải mua token ở giá cao hơn kì vọng ban đầu.

 

Xét về mặt model, AMM là một thiết kế vô cùng sáng tạo về và hiệu quả:

 

Về phía Liquidity Provider: Họ sẽ nhận về mức lãi suất khủng nhờ token trả về dưới dạng reward. Ngoài ra, các token reward của nhiều AMM như Uniswap và SushiSwap lại được khuyến khích để người dùng tái stake các đồng tiền này ngược lại vào pool.

Về phía dự án: Vì người dùng tái stake các token AMM vào pool, vô hình chung giảm sell demand và là một cách giữ giá hiệu quả cho token.

Trader: Vì cơ chế khuyến khích các LP, vấn đề thanh khoản sẽ được giải quyết và đem lại cho trader trải nghiệm giao dịch tiện lợi hơn.

 

So sánh các nền tảng AMM lớn trên thị trường tiền mã hóa hiện nay. Nguồn: Kyros Ventures

 

Các ví dụ của dạng sản phẩm này là Uniswap, SushiSwap , SerumSwap, MDEX hay PancakeSwap.

 

Aggregator – Đơn vị tổng hợp thanh khoản

 

Cũng vì vấn đề thanh khoản trên hầu hết các DEX chưa ổn định, do đó sẽ xuất hiện thêm nhu cầu cho một dạng sản phẩm mới đó là DEX Aggregator. DEX Aggregator là các đơn vị tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau như từ chính các AMM hay CEX truyền thống.

 

DEX Aggregator sẽ có một cơ chế để tối ưu price slippage cũng như phí giao dịch cho người dùng, giúp họ tiện lợi trong việc giao dịch hơn.

 

Giao diện 1inch với các nguồn thanh khoản

 

Về mặt token model, vì không cung cấp được quá nhiều buy demand như các AMM, ngoài ra phí giao dịch sẽ phải trả bằng token của chính blockchain (ETH, BNB, ..), do đó các token của DEX Aggregator sẽ không có một bệ đỡ giá chắc chắn. Tuy nhiên tính đến thời điểm bài viết, một đại diện ưu tú của mảng này là 1inch lại đang có phong độ rất ấn tượng. Lời giải cho động thái này hiện vẫn đang là một vấn đề cần phải nguyên cứu kĩ lưỡng và xin hẹn độc giả Coin68 trong một bài viết sớm nhất.

 

Thị trường này thì vẫn chưa xuất hiện quá nhiều cái tên nổi trội. Các ví dụ cho dạng sản phẩm kiểu này có thể kể đến như 1inch, OpenOcean hay ParaSwap.

 

Phân biệt AMM Liquidity và AMM Aggregator

 

 

Nhiều lúc trong thị trường tiền điện tử Crypto bạn sẽ thấy cụm từ AMM Aggregator (hay còn gọi là tổng hợp thanh khoản). Vậy AMM Aggregator là gì và chúng có sự khác biệt gì với các AMM thông thường (mình sẽ gọi là AMM Liquidity)?

 

Phân biệt giữa AMM Liquidity Center và AMM Liquidity Aggregator.

 

Hiện tại, ở thị trường DeFi đang có hai dạng AMM đó là AMM Liquidity Center và AMM Liquidity Aggregator. Sự khác biệt của chúng như sau:

•           AMM Liquidity Center là các AMM tự triển khai Pool thanh khoản riêng. Điểm nổi bật của các AMM Liquidity Center là họ có thể tự tạo các Liquidity Pool, List các tài sản và không bị phụ thuộc thanh khoản vào bên thứ 3.

•           AMM Liquidity Aggregator là các AMM tổng hợp thanh khoản từ các AMM Liquidity Center. Điểm nổi bật của các AMM Liquidity Aggregator là họ có thể tổng hợp được thanh khoản từ nhiều AMM (trên cùng một blockchain), cũng như chọn được mức giá giao dịch tốt nhất khi so sánh nhiều liquidity pool khác nhau. Tuy nhiên, thanh khoản của họ sẽ bị phụ thuộc vào AMM Liquidity Center.

Một số project nổi bật: Dưới đây là một số AMM nổi bật và được chia thành 3 loại:

•           AMM Liquidity Center: Uniswap, Pancakeswap, Serum...

•           AMM Liquidity Aggregator: Matcha, Coin98 Exchange, OpenOcean,...

•           AMM Liquidity Center + Aggregator: 1Inch Exchange, Raydium,...